Sau sinh, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe và đảm bảo nguồn sữa dồi dào, dinh dưỡng cho bé. Một trong những loại thực phẩm gây tranh cãi mà nhiều mẹ bỉm thắc mắc chính là mướp đắng (khổ qua). Vậy sau sinh ăn mướp đắng được không? Hãy cùng Phòng khám Sản – Nhi 18 Starlake tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Mướp Đắng Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe Cơ Thể?
Mướp đắng hay khổ qua hay lương qua hay cẩm lệ chi là loại cây dây leo thuộc họ Cucurbitaceae (họ bầu bí), phổ biến tại các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, khổ qua được trồng rộng rãi, thu hoạch chủ yếu vào mùa hè và trở thành một loại thực phẩm quen thuộc, được nhiều người yêu thích.
Giá trị dinh dưỡng của khổ qua rất phong phú, bao gồm các vitamin nhóm B, canxi, beta-carotene và các khoáng chất thiết yếu như mangan, sắt, kẽm, magie. Điểm đặc biệt, khổ qua là một trong những loại rau củ có vị đắng nhất nhưng lại mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe:
- Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ chữa lành vết thương: Với hàm lượng vitamin C dồi dào, khổ qua giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt hỗ trợ phụ nữ sau sinh phòng ngừa một số nhiễm trùng thường gặp như nhiễm trùng hô hấp.
- Cải thiện thị lực: Hàm lượng vitamin A và beta-carotene có trong khổ qua giúp tăng cường sức khỏe đôi mắt, ngăn ngừa các vấn đề về thị lực.
- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng: Với lượng calo thấp, khổ qua là lựa chọn lý tưởng trong chế độ ăn dành cho những ai muốn duy trì vóc dáng và kiểm soát cân nặng.
- Làm đẹp da, hỗ trợ trị mụn: Khổ qua có khả năng giảm ngứa, làm sáng da, đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh ngoài da như mụn trứng cá, vảy nến hay chàm.
- Chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh mãn tính: Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, khổ qua giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra, từ đó phòng ngừa các bệnh như ung thư, lão hóa sớm và bệnh tim mạch.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Khổ qua có khả năng giúp giảm mức cholesterol xấu, từ đó tăng cường sức khỏe của hệ tim mạch.
- Hỗ trợ chức năng gan và tiêu hóa: Khổ qua rất tốt cho gan và đường ruột, có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan và cải thiện các vấn đề tiêu hóa như táo bón.
- Kiểm soát đường huyết: Khổ qua giúp giảm lượng đường trong máu nhờ khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose hiệu quả.
Với những lợi ích tuyệt vời trên, khổ qua được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ sau sinh vẫn còn băn khoăn: Liệu sau sinh ăn mướp đắng được không?
Sau Sinh Ăn Mướp Đắng Được Không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mướp đắng là loại thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin K, vitamin B, lycopene và các hợp chất phytochemical có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khổ qua lại thiếu chất béo – thành phần quan trọng để bồi bổ và hỗ trợ quá trình sản xuất sữa mẹ. Vậy sau sinh ăn mướp đắng được không? Câu trả lời là không nên, vì:
- Không đủ dưỡng chất cần thiết cho sữa mẹ:
Để đảm bảo sản xuất sữa đều đặn và chất lượng, mẹ sau sinh cần một chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng và chất béo. Mặc dù mướp đắng chứa nhiều dưỡng chất có lợi nhưng lại ít calo và thiếu chất béo, không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của cơ thể trong giai đoạn này. Ăn quá nhiều khổ qua có thể khiến mẹ cảm giác no bụng nhưng lại thiếu năng lượng cần thiết để phục hồi sức khỏe và duy trì nguồn sữa cho bé. - Ảnh hưởng đến tiêu hóa và quá trình tạo sữa:
Mướp đắng có tính hàn nên dễ gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, hoặc mất nước. Tình trạng này không chỉ làm cơ thể mẹ suy nhược mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất sữa. Khi hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, chất lượng sữa mẹ cũng giảm đi, từ đó không đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. - Có thể gây nguy hiểm cho bé thông qua sữa mẹ:
Hạt mướp đắng chứa vicine – một loại độc tố có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng như đau đầu, đau bụng, thậm chí là hôn mê nếu tiêu thụ quá nhiều. Các độc tố này có thể truyền qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe còn non yếu của bé. - Khiến bé khó chịu, bỏ bú:
Một số bé có khứu giác nhạy cảm, dễ nhận ra mùi vị lạ trong sữa mẹ khi mẹ ăn mướp đắng. Điều này có thể khiến bé khó chịu, quấy khóc và bỏ bú, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Như vậy, trả lời cho câu hỏi :sau sinh ăn được mướp đắng không?” là mẹ nên hạn chế ăn mướp đắng trong thực đơn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe của bản thân và tạo điều kiện cho bé phát triển tốt nhất.
Sau Sinh Bao Lâu Thì Ăn Được Mướp Đắng?
Theo các nghiên cứu, mẹ bỉm nên tránh ăn mướp đắng trong 1 – 2 tháng đầu. Thời điểm an toàn nhất là khi bé được 3 tháng tuổi trở lên. Bởi, lúc này hệ miễn dịch của bé đã dần ổn định và có khả năng thích ứng tốt hơn.
Dù sau khoảng 2 tháng, mẹ có thể thử ăn mướp đắng với lượng nhỏ, nhưng cần đặc biệt lưu ý không nên ăn quá nhiều. Bởi khổ qua có thể chứa một số chất không có lợi truyền qua sữa mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa non yếu của bé.
Sau khi vượt qua giai đoạn cần kiêng cữ, mẹ hoàn toàn có thể chế biến khổ qua thành những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng như:
- Khổ qua xào trứng: Đơn giản, giàu protein và dễ ăn.
- Khổ qua nhồi thịt: Món ăn thanh mát, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
- Khổ qua xào thịt bò: Kết hợp cùng thịt bò giúp tăng cường sắt và năng lượng.
Những món ăn này không chỉ giúp mẹ làm phong phú thực đơn hàng ngày mà còn đảm bảo bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc của các mẹ bỉm về câu hỏi “sau sinh ăn mướp đắng được không?”. Trong giai đoạn sau sinh, việc ăn uống khoa học và cân đối đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.
Phòng Khám Sản – Nhi 18 Starlake (BS Kha Trâm CS2) luôn sẵn sàng đồng hành, giải đáp mọi lo lắng để mẹ vững tâm trên hành trình chăm sóc bé yêu. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Phòng Khám Sản – Nhi 18 Starlake (BS Kha Trâm CS2)
|